Chú Giải Tin Mừng Ngày 18.12 Tuần Bát Nhật Trước Giáng Sinh (Mt 1,18-24) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
NGÀY 18.12 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Mt 1,18-24

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Gr 23,5-8

NB: Trong Tin Mừng hôm nay, Matthêu nhấn mạnh tới danh hiệu Giuse, con vua Đavid.

Cả một truyền thống trình bày.Đấng Thiên Sai là con cháu nhà Đavid.

Chúa phán: “Này đây đã tới ngày Ta gây cho Đavid một mầm giống công chính”.

Sấm ngôn này của Tiên tri Giêrêmia được chen vào trong văn mạch những kết án nghiêm khắc đối với các vua Giuda. Triều đại Đavid suy đồi và chọc cơn thịnh nộ Chúa (Gr 21 và 22). Những bất lực, bất công liên minh với ngẫu tượng, tội ác, chính trị, bất xứng cá nhân. Khung cảnh thật đen tối.

Sấm ngôn của Giavê phán: Khốn cho các mục tử để cho đoàn chiên của Ta bị điêu tàn”.

Nhưng nay sẽ đến ngày một vua sẽ sinh ra mầm giống này sẽ làm vua thống trị sẽ là người khôn ngoan, thực hiện công lý và đức công bình trên đất nước.

Như vậy trong nhân loại tội lỗi, có một mầm giống công chính " một mầm giống của Thiên Chúa. Trong triều đại Đavíd, rất đáng bị kết án, có mầm giống Đấng Thiên Sai..

Lạy Chúa, trong con, Chúa thấy mọi khả năng để nên thánh.

Hình ảnh thực vật "mầm 'giống" chính là khởi đầu.

Cái hàm chứa năng lực sự sống sẽ lớn lên sau đó. Nhỏ bé, hầu như vô sinh, mầm giống ẩn chứa trọn năng lực một ngày kìa sẽ bật tung ra.

Nhưng phẩm tính của vua đợi trông của Đấng Thiên Sai, của Chúa Giêsu là mời vua chân thực, khôn ngoan, tốt lành và ngay chính.

Ngày nay nhân loại lại không đợi chờ cùng một sự kiện sao? Chớ gì các nhà hữu trách mọi cấp có được tài trí. Chớ gì quyền lợi và công bình điều hành mối tương quan giữa loài người với nhau. Chớ gì những giải pháp theo lương tri được áp dụng cho mọi vấn đề của nhân loại. Không biết, nhưng thỉnh thoảng đây là một sự trông đợi Đức Kitô, Thế giới không biết Người, nhưng lại đợi chờ Đức Kitô khôn ngoan, ngày lành và công chính.

Và điều đó chỉ luôn thực hiện do việc suy gẫm của một người.

Ngày nay, tôi có thể cộng tác vào công trình của Chúa.

Những ngày ấy, Giuđa đã được cứu thoát, lsrael sẽ được an cư, và chúng sẽ gọi tên Người là "Chúa" công bình của chúng ta.

Một Vua Thiên Sai mang một danh hiệu biểu trưng.

Tên có một tầm quan trọng lớn lao, trong tâm thức người Sê mít: Nó biểu thị con người. Một người không tự mình mà nên công chính. Con người mặc lấy sự công chính của Thiên Chúa.

Khi tôi cố nên công chính hơn, chính Chúa là sự công chính của tôi.

Đã đến ngày chúng không còn nói được rằng: Chúa hằng sống... Người đã... Nhưng Chúa hôm nay.”

Người Do Thái thời Giêrêmia như chúng ta, luôn có khuynh hướng trông vào quá khứ: thời đó người ta làm điều này. Xưa Chúa đã đưa con cái Israel ra khỏi đất Ai Cập. Giêrêmia phản ứng lại. Người ta sẽ không còn nói điều đó nữa. Bởi vì, chính hôm nay Thiên Chúa giải cứu dân Người khỏi ách nô lệ. Chính hôm nay Thiên Chúa dẫn con cái lưu lạc của Người về, và để họ cư ngụ nơi miền đất của họ..

Phải, Thiên Chúa hằng sống, một Đấng đương thời, hành động. Người hiện thời Nhưng nhiều khi chúng ta đã không nhận biết công trình Người. Lạy Chúa, xin giúp con nhận biết điều Chúa đang thực hiện cho chúng con.

Bài đọc II: Mt 1,18-24

Tám ngày trước lễ Noel. Giáo hội trình bày cho ta những đoạn Tin Mừng về thời Thơ ấu”. Những trang đó có một đặc tính, thoáng hơi khác với phần còn lại của Tin Mừng. Các thánh sử không phải là những chứng nhân trực tiếp của thời thơ ấu, như các ông sẽ là những người chứng kiến các biến cố mà họ cùng sống với Chúa Giêsu, từ lúc Ngài chịu Phép Rửa đến khi lên trời. Về thời điểm này, chỉ có Máccô đã bắt đầu trình thuật cửa mình đúng với thực tế.

Matthêu và Luca dã thu thập những tin tức tài liệu để cống hiến cho ta vào thời thơ ấu của Chúa Giêsu: đó là những tâm sự kín đáo của Mẹ Maria.

Với dữ kiện lịch sử cơ bản đó, các ông đã biên soạn một thứ “khai đề thần học” , hơi giống như một nhạc sĩ viết một nhạc khúc “mở đầu" để cho thinh gia nghe trước những đề tài chính yếu mà ông muốn triển khai tiếp theo. Chẳng hạn Matthêu là nổi bật những dấu chỉ minh chứng Chúa Giêsu thực hiện những lời hứa của Thiên Chúa": theo ông, những trình thuật và thời thơ ấu của Chúa Giêsu là một gạch nối giữa Cựu và Tân ước... Chúa Giêsu đúng là Đấng mà Israel trông đợi, đã được hứa cho Abraham và Đavid, là Môisê mới. Còn Luca, ông chú ý nhấn mạnh Chúa Giêsu là đấng cứu chuộc phổ quát, cũng được hứa cho cả các anh em dân ngoại.

Đặc biệt, ta sẽ nhận thấy, những tin mừng về thời thơ ấu này, thường tham chiếu các bản văn và bối cảnh Kinh Thánh. Bề ngoài có vẻ ngây thơ và ấu trĩ, nhưng đó là những bản văn phong phú về giáo lý, cần được đọc với đức tin.

Chúa Kitô Giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Maria...

Chính Mẹ Maria là trung tâm của các trình thuật mà ta sẽ đọc cho đến lễ Noel.

Mẹ Ngài là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần.

Trong câu rất đơn sơ trên, đã hàm chứa hai mức độ chiều sâu.

Một biến cố có tính nhân loại, đầy duyên dáng mà tôi suy ngắm trước: một thiếu nữ rất trẻ... khoảng từ 15 đến 20 tuổi, như người ta thường lập gia đình ở Đông Phương vào thời đó... một hôn thê, vui sướng, trong thời gian hứa hôn... Để gợi lên điều này, tô nhớ lại kinh nghiệm bản thân, nếu tôi đã đính hôn đó là thời gian chờ đợi, thời gian hạnh phúc: Tôi quan sát chung quanh tôi niềm vui của những người trẻ đang “giao du " với nhau.

Nhưng một biến cố khác, đầy huyền nhiệm đã tác động trong cặp đính kết này: Không có tương quan thân xác nhưng họ vẫn trông đợi một người con. Lối diễn tả sau đây là một biểu thức thần học: đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Con trẻ này không phải là một trẻ bình thường. Sau này, người ta sẽ nói Ngài là người Thiên Chúa". Nhưng ở đây, điều đó đã được gợi ra trước, ngay trong đoạn khai mở của Tin Mừng.

Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà.

Những gì tiếp nối đã được Matthêu cho diễn tiến theo một dàn bài câu nệ vào tập quán, đó là một loan báo", một loan báo về việc sinh hạ, như cả hàng chục biến cố trải dài trong suốt bộ Kinh Thánh. Mỗi lần xảy ra vụ việc, người ta lại nhận thấy:

1. Một thiên thần hiện đến.

2. Đặt một tên gọi liên hệ đến trách vụ của nhân vật sẽ sinh ra...

3. Cho một dấu chỉ làm bảo chứng, trước một khó khăn đặc biệt nào đó..

Hỡi Giuse, con vua Đa vít, đừng sợ... ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu nghĩa là Thiên Chúa cứu”

Sự kiện này đây được thực hiện, để làm trọn lời Chúa đã được tiên tri Isaia loan báo.

Dòng dõi Đavit. Một lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện.

Một cứu chữa: Một lời hứa của Thiên Chúa.

Một giao ước mới: Emmanuel!": Thiên Chúa ở cùng chúng tôi…

Đó là những lời hứa? Tôi chiêm ngắm sự tế nhị của thánh Giuse...con người công chính này có thể bước sâu vào những bí nhiệm của Thiên Chúa.

Thiên Chúa cần đến con người. Đó là một cặp vợ chồng trẻ lãnh nhận một trách nhiệm đặc biệt. Hôm nay, tôi không lãnh mang trách nhiệm về một cuộc sinh hạ " nào đó của Thiên Chúa sao?

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Truyền tin cho ông Giuse

18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng khi hai ông bà về sống chung, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.19 Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”.22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ:

23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta gọi con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.24 Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như lời sứ thần dạy và đón vợ về nhà.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

- Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng Người đã mượn cung lòng Đức Ma-ri-a để nhập thể và nhập thế hầu có thể thi hành sứ vụ cứu thế của Người, Chúa cũng muốn dùng mỗi người chúng ta với tư cách:

+ Là Con Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội.

+ Là Kitô hữu thuộc về Chúa Ki-tô.

+ Là đền thờ Chúa Thánh Thần.

Để thực hiện công trình cứu chuộc thế giới. Chúng ta có ý thức về vai trò tông đồ và truyền giáo của mình không?

- Chúa Giê-su nhập thể bởi Chúa Thánh Thần để sống với loài người. Chúng ta được làm con Chúa nhờ bí tích Rửa Tội để được sống thông hiệp với Hội Thánh trần gian, và hy vọng được sống với Hội Thánh trên trời. Chúng ta hãy ý thức các diễn phúc làm con Thiên Chúa ở đời này và được hưởng Nước Chúa ở đời sau.

- Chúa Giê-su khi nhập thể mang danh nghĩa Em-ma-nu-en “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Chúng ta khi sinh ra làm con Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội, được sống hiệp thông với Hội Thánh trần thế và Hội Thánh vĩnh cửu trên trời.

2. Nhìn vào Đức Ma-ri-a:

- Mẹ đón nhận vai trò Mẹ Thiên Chúa qua việc mang thai và sinh hạ Chúa Giê-su cho nhân loại trong tâm tình tôi tớ của Thiên Chúa. Noi gương Mẹ Maria, chúng ta đón nhận sứ mệnh Chúa với danh nghĩa là kitô hữu, là tu sĩ, là chủng sinh hay linh mục trong tinh thần khiêm nhường để phụng sự Chúa và phục vụ mọi người.

- Mẹ đính hôn với Giuse trong tinh thần vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Noi gương Mẹ, chúng ta đón nhận mọi công tác trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa qua những người có trách nhiệm với mình.

- Mẹ mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần trong tinh thần tin tưởng, phó thác và vâng phục. Khi lãnh nhận công tác nhất là những công tác khó khăn đến khó hiểu và khó hoàn thành, chúng ta hãy tin tưởng và vâng phục thánh ý Chúa cách triệt để và trọn vẹn.

3. Nhìn vào thánh Giuse:

- Giuse là người công chính vì biết tôn trọng thánh ý Chúa nơi Đức Ma-ri-a. Chúng ta cần tôn trọng thánh ý Chúa trong những biến cố, sự việc cũng như những may rủi trong đời sống bằng tinh thần vâng phục và tín thác.

- Giuse được sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông. Chúng ta cần lắng nghe tiếng Chúa qua lương tâm chân chính và trong sáng, qua tha nhân nhất là những người có trách nhiệm đối với mình, qua Hội Thánh nhất là trong các việc cử hành phụng vụ.

- Sau khi tỉnh giấc, Giuse làm như lời sứ thần Chúa truyền dạy. Sau khi đã suy nghĩ, cầu nguyện, tìm hiểu chín chắn, ta mau mắn thi hành cách trọn vẹn những gì đã quyết định.

4. Mùa vọng giúp chúng ta chiêm ngắm gương nhân đức của Chúa Giê-su, Mẹ Ma-ri-a và thánh Giu-se để thánh hóa bản thân.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.